Hoa vải thiều nở thành chùm, nhỏ li ti, bung trắng xóa. Thiên nhiên như được khoác tấm áo mới màu thiên thanh. Đất trời thoang thoảng thơm và dập dìu ong bướm.
Nơi phát tích của cây vải thiều là huyện Thanh Hà. Vải thiều có từ mấy trăm năm trước, khi xưa là sản vật để tiến vua. Ngày nay, diện tích trồng vải của huyện khoảng 6.000ha. Năm 1960, có ba chú bộ đội phục viên rủ nhau lên định cư ở vùng đồi núi Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đem mấy cây vải thiều lên trồng ở miền đất mới. Năm tháng qua đi, không ngờ vùng đồi núi bao la rất phù hợp với sự sinh trưởng và sinh sôi của vải thiều. Đến nay, Lục Ngạn đã có tới 85.000ha trồng vải. Và cây vải thiều đã thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn, là “phép màu” xóa đói giảm nghèo của cả vùng. Rồi vải thiều đã phủ hầu hết diện tích canh tác trên đồi núi các huyện của tỉnh Bắc Giang: Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, Lạng Giang.
Hoa vải thiều (Loại vải thiều nở sớm hay còn gọi "Vải sớm" như vải U, Vải U Hồng... )
Hoa vải thiều (Loại vải thiều nở muộn hay còn gọi "Vải Muộn")
Tháng 6, tháng 8, sau khi thu hoạch quả, người trồng vải cắt tỉa cành lá, loại bỏ những cành sâu, cành xấu, bón phân, tưới nước. Đến tháng 10, tán lá của cây có màu xanh biếc, báo hiệu mùa sai hoa. Cây nào nhú lộc thì phải bấm bỏ lộc triệt để và khoanh vỏ nơi thân cây để kìm hãm sự phát triển của lộc lá và kích thích quá trình ra hoa. Sau Tết Nguyên đán, khoảng tháng 2, không gian đầy mưa xuân và trời ấm áp, lúc này vải thiều đồng loạt đơm nụ, trổ hoa. Hoa vải thiều nở thành chùm, nhỏ li ti, bung trắng xóa. Thiên nhiên như được khoác tấm áo mới màu thiên thanh. Đất trời thoang thoảng thơm và dập dìu ong bướm. Một không gian bao la, vui nhộn của những bầy ong mật vù vù, rì rào, đi hút mật nơi đầu hoa rồi lặng lẽ bay về tổ để làm mật. Từ đây, cũng báo hiệu một mùa vải chín bội thu.
Quả vải thiều khi chín
Đến tháng 6, tháng 7 những chùm vải to dần, cành cây bắt đầu xòe ra, trĩu xuống vì những chùm quả đỏ tươi, chín mọng và ngọt lịm. Quả vải thiều từ đây được chuyển đi khắp nơi trên đất nước.
Video về hoa vải thiều